Đông chí là một trong 24 tiết khí quan trọng, chỉ tình hình của thời tiết và thiên nhiên theo mùa trong một năm. Theo cách chia của người Trung Quốc và người dân trong các nền văn hóa Đông Á, thời điểm hiện tại chính là lúc Đông chí hoành hành. Mỗi khu vực, vùng miền sẽ có những phong tục tập quán khác sau, song những món ăn sau đây chính là những “best seller” cho những ngày người trời se lạnh, chuyển gió.
Sủi cảo
Người Trung Quốc lưu truyền trong dân gian rằng “ăn sủi cảo vào ngày Đông chí sẽ không bị lạnh tai”, do vậy, đa phần các địa phương ở miền Bắc Trung Quốc đều có phong tục ăn sủi cảo vào ngày Đông chí. Giữa gió lạnh, tuyết rơi, trời se rét, gia đình quây quần bên bàn ăn ấm cúng cùng những chén sủi cảo nóng hổi là lựa chọn không thể nào sai được trong những ngày cuối năm này.
Bánh trôi
Dân gian có câu: “Miền Nam ăn bánh trôi, miền Bắc ăn sủi cảo”. Ăn bánh trôi vào ngày Đông chí vô cùng phổ biến ở vùng Giang Nam. Bên cạnh đó, về mặt chiết tự, “圆” trong “汤圆” có nghĩa là “sum vầy” và “viên mãn”, nên bánh trôi còn đại diện cho mong ước gia đình hòa thuận và gặp nhiều may mắn. Bánh trôi được làm từ bột. Khi nước sôi, vo tròn bột lại như những viên trân châu to rồi thả vào nồi. Khi chín thì vớt lên, có thể cho thêm vừng (mè) và đậu phộng vào nước dùng ngọt ngào, được thắng từ đường đỏ thì món ăn sẽ thêm thơm và bùi.
Canh dê
Vùng Sơn Đông, Trung Quốc lại phổ biến tập tục ăn canh thịt dê vào Đông chí. Món ăn này được ưa chuộng từ truyền thuyết về Hán Cao Tổ Lưu Bang ưa thích ăn canh thịt dê vào Đông chí. Thịt dê tính nhiệt, kết hợp cùng các loại nguyên liệu bổ dưỡng khác sẽ giúp người dân giữ ấm cơ thể, bồi bổ cho cơ thể trong những ngày lạnh giá.
Bánh gạo (bánh bột gạo)
Cư dân vùng Hàng Châu lại chọn bánh làm từ bột gạo vào ngày Đông chí nhằm mong cầu cho năm mới tốt hơn năm cũ. Như cái tên của mình, bánh thường được làm từ bột gạo, bột gạo nếp và ăn cùng với nước sốt có gia vị như tương, hành, tỏi, ớt, hoặc các nguyên liệu phụ như thịt bằm, mộc nhĩ,... Trong một số dịp khác, bánh gạo còn có thể được làm thành món ngọt với phần nhân từ đậu đỏ, đậu xanh,...
Hoành thánh
Một trong những món ăn nổi tiếng nhất vùng Tô Châu (Giang Tô, Trung Quốc) - hoành thánh - cũng là một lựa chọn thú vị trong những ngày Đông chí. Hoành thánh có điểm tương đồng với sủi cảo như có phần nhân tôm thịt được gói trong lớp vỏ được làm bằng bột cán mỏng, bên cạnh đó, món ăn cũng được dùng với nước súp ninh từ tủy xương ngọt ngào, cân bằng cùng vị ngọt thơm của tôm và thịt trong nhân.
Xôi đậu đỏ
Đến với sông nước Giang Nam, mâm cơm đón Đông chí của các gia đình tại đây lại có món xôi đậu đỏ, làm từ đậu đỏ và gạo nếp. Đậu đỏ giúp làm ấm bụng, gạo nếp làm ấm cơ thể, khi được đồ chín trong chõ, món ăn mang đến mùi hương thơm lừng của nguyên liệu từ đồng nội, có tác dụng giải cảm và khiến nhà nhà yêu thích trong mùa gió lạnh.
Cháo bát bảo
Với một số nơi, cháo bát bảo còn có thể được gọi là cháo thập cẩm với những nguyên liệu mang tính nhiệt như táo Tàu, óc chó, đậu phộng, gạo nếp, long nhãn, củ mài, nấm hương,... kết hợp cùng thịt heo, thịt bò,... tùy theo ý thích của gia đình. Món ăn bổ dưỡng này cũng là một phương thức thơm ngon, ấm lòng dành cho ngày Đông chí.
Rượu đông
Rượu đông ban đầu được gọi là rượu Đông Dương hoặc rượu hoa quế vì được ủ từ rượu gạo cùng hoa quế. Rượu có vị ngọt dịu, thoảng hương thơm của quế, nồng độ không quá mạnh, là thức uống mà mọi gia đình yêu thích trong các buổi quây quần ăn tối trong những ngày trời trở rét.
Tại Tân Hải Vân - Cantonese Restaurant, nhà hàng cũng sở hữu thực đơn các món ngon cho tiết Đông chí năm nay. Với những món hoành thánh, sủi cảo, canh hầm, cháo thập cẩm và rượu vang ưu đãi cho các nhóm khách đi đông, quý khách có thể đến trải nghiệm không gian ẩm thực Trung Hoa thuần túy và thưởng thức các món ăn bổ dưỡng cơ thể trong những ngày trời Sài Gòn se se lạnh.
Tân Hải Vân